Tại Trung Quốc Hàn_lâm_viện

Dịch thuật

Năm Vĩnh Lạc 5 (1407) thời Minh, sau chuyến Tây Dương lần 1 của Trịnh Hòa, để giúp đỡ trong việc phiên dịch các thư từ, quà cống, cùng việc đón tiếp các sứ giả đến từ các nước sau chuyến Tây Dương, và để huấn luyện cho một bộ phận quan viên mới chuyên môn trong ngành dịch thuật, triều đình đặt ra một cơ quan chuyên dịch thuật với tên gọi là Tứ Di Quán (四夷館, lit. Institute of the Four Barbarians, Translators Institute) bao gồm các ngôn ngữ tại các nơi mà đoàn tàu trong chuyến đi này đã đến, trong đó có cả tiếng Chăm. Tứ Di quán thời này trực thuộc Hàn lâm viện.

Năm Hoằng Trị 9 (1496) thời Minh, Tứ Di quán tách rời khỏi Hàn lâm viện và được điều hành bởi Thái thường tự do quan phó Thái thường tự là Thái thường Thiếu khanh điều hành.[13]

Năm Càn Long 13 (1748), Tứ Di quán gộp lại cùng với Hội đồng quán (會同館, Interpreters Institute) thành một cơ quan riêng tên Hội đồng Tứ dịch quán (會同四譯館, Interpreters and Translators Institute, do quan Lang trung ty Chủ khách (主客司, Bureau of Receptions) cùng quan phó Hồng lô tự (鴻臚寺, Court of State Ceremonial), đồng điều hành.[13]

Trong quyết định thay đổi tên này, vua Càn Long đã đổi lại tên Tứ Di (四夷, rợ bốn phương) với ý nghĩa khinh miệt các sắc tộc khác ngoài Trung nguyên thành Tứ Dịch (四譯, dịch thuật các ngôn ngữ bốn phương) với ý nghĩa dịch thuật. Trong chữ Hán Quan thoại, cả Di và Dịch đều được phát âm giống nhau nên việc thay đổi không ảnh hưởng đến phát âm của tên viện, nhưng trong ngôn ngữ để viết, hai từ này đều có 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau, việc thay đổi từ này là một thay đổi lớn và có ý nghĩa tôn trọng những sắc tộc khác ngoài Trung nguyên thời Thanh.

Vụ hỏa hoạn Hàn lâm viện năm 1900

Trong cuộc bao vây khu vực Đại sứ quán các nước tại Bắc Kinh, việc nổi lửa của nghĩa quân Nghĩa Hòa Đoàn để đốt cháy khu đại sứ quán Anh đã dẫn đến việc thiêu cháy những tòa nhà của Hàn lâm viện trong cùng khu vực, thiêu hủy rất nhiều tài liệu quý giá xưa được lưu giữ tại Hàn lâm viện thời này. Trong cuộc hỏa hoạn này, phần lớn bản in duy nhất của bộ bách khoa toàn thư đồ sộ Vĩnh Lạc đại điển đã bị thiêu mất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hàn_lâm_viện http://zidian.reader8.cn/16hua/15723.html http://www.360doc.com/content/15/0702/16/17799864_... http://baike.baidu.com/view/36458.htm http://3.bp.blogspot.com/-2XEyKXOLwLQ/UiLAhOKLoKI/... http://www.chinaknowledge.de/History/Terms/hanliny... http://lemanhchien41.blogspot.fr/2013/08/luoc-khao... http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/view... http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1... http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1... http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1...